Thứ Năm, 28 tháng 2, 2013

Cập nhật điều trị viêm gan B mạn

Cập nhật điều trị viêm gan B mạn
Năm 1965, Blumberg và các cộng sự ở Philadelphia đã tìm thấy một loại kháng thể ở bệnh nhân bị bệnh máu được truyền máu nhiều lần. Kháng thể này có thể phản ứng với một loại kháng nguyên trong mẫu huyết thanh của một thổ dân châu Úc nên được gọi là kháng nguyên Au. Sau đó kháng nguyên này lại được tìm thấy trong huyết thanh của những bệnh nhân bị viêm gan.
Ngày nay kháng nguyên Au được xác định chính là kháng nguyên bề mặt của virut viêm gan B (HBsAg). Virut viem gan B (HBV) thuộc họ Hepadnaviridae, là loại virut hướng gan có cấu trúc DNA. Bệnh cảnh lâm sàng của nhiễm HBV rất thay đổi. Bệnh có thể biểu hiện viêm gan cấp tính với những thể nặng dẫn đến tử vong hoặc thể viêm gan mạn dẫn đến xơ gan và ung thư gan.
Tất cả những trường hợp mang HBsAg mạn tính có tổn thương gan nhẹ hay không có tổn thương gan thì nguy cơ bị ung thư tế bào gan (HCC) ở nhóm này cũng cao hơn nhóm HBsAg âm tính từ 15 - 100 lần. Những trường hợp viêm gan virut B có hiện tượng đột biến tiền nhân, tức là thay đổi axit amin ở vị trí 1896, nên không có khả năng sản xuất HBeAg, mặc dù vẫn có hiện tượng nhân lên của virut (HBV DNA cao). Viêm gan virut B mạn là nguyên nhân hàng đầu của bệnh gan ở nhiều khu vực trên thế giới đặc biệt ở khu vực châu Á Thái Bình Dương, khoảng hơn 400 triệu người có nguy cơ dẫn đến xơ gan và HCC. Viêm gan virut B mạn được xác định là phản ứng viêm, hoại tử ở tế bào gan và bệnh diễn biến kéo dài trong thời gian trên 6 tháng. Mục đích của điều trị viêm gan virut B mạn là ức chế kéo dài sự nhân lên của HBV, cải thiện phản ứng viêm hoại tử gan với ALT bình thường trước khi dẫn đến xơ gan, HCC và chuyển đổi huyết thanh ở những bệnh nhân HBeAg (+).
Hiện nay có nhiều loại thuốc điều trị viêm gan B mạn. Các thuốc này chia làm 2 nhóm chính, có thể sử dụng điều trị riêng lẻ hay phối hợp. Các thuốc được gọi là điều hoà miễn dịch vì chúng tác động lên hệ thống miễn dịch của cơ thể đối với kháng nguyên của HBV trên bề mặt tế bào gan như Interferon (IFN)...Nhóm thứ 2 được gọi là các thuốc chống virut, thuốc này có tác dụng ức chế sự nhân lên của virut, ngăn cản hiện tượng nhiễm virut lên các tế bào gan bình thường. Các thuốc này không có ảnh hưởng trực tiếp lên hệ thống điều hoà miễn dịch mà chỉ có ảnh hưởng gián tiếp.chua benh viem gan IFN alfa bắt đầu được sử dụng điều trị viêm gan B mạn từ đầu thập niên 70 của thế kỷ 20, từ đó IFN trở thành phương thức điều trị chủ yếu của viêm gan virut B mạn và năm 1992 IFN alfa-2b đã được Hiệp hội thuốc và dược phẩm (FDA) Mỹ chấp thuận trên thế giới. Tuy nhiên có khoảng trên 60% bệnh nhân viêm gan B mạn không đáp ứng hoặc đáp ứng kém với điều trị IFN, việc điều trị lần 2 cho nhóm bệnh nhân này thường ít tác dụng. Mặt khác IFN lại có rất nhiều tác dụng phụ buộc các thấy thuốc phải ngừng điều trị. Sự ra đời của các thuốc nucleoside và tương đồng nucleoside như lamivudine, adefovir dipivoxil...đã mở ra hướng điều trị mới. Tuy nhiên muốn đảm bảo thải trừ được hoàn toàn virut, cần phải kéo dài thời gian điều trị và chính vì thời gian điều trị lâu dài này làm phát sinh các chủng kháng thuốc. Trước năm 2005, điều trị bệnh nhân viêm gan virut B mạn tính thường sử dụng Interferon alpha-2b tiêm, uống lamivudine và adefovir

Không có nhận xét nào: