Chủ Nhật, 27 tháng 1, 2013

san lá gan là gì ? sán lá gan có mấy loại

Sán gan là một loài ký sinh trùng sống ký sinh ở các động vật ăn cỏ như trâu, bò, cừu, dê...

Có hai loại sán lá gan: sán lá gan lớn và sán lá gan nhỏ.
Sán lá gan được coi là động vật gây ra bệnh sán lá gan ở các loài động vật ăn cỏ tại Châu Á và Châu Phi.
Tại một số quốc gia, tỷ lệ nhiễm bệnh lên tới 80-100%.
Cơ thể sán lá gan hình lá, dẹp, dài 2 – 5 cm, màu đỏ máu. Mắt, lông bơi tiêu giảm.
Ngược lại, các giác bám phát triển. Nhờ cơ dọc, cơ vòng và cơ lưng bụng phát triển, nên sán lá gan có thể chun dãn, phồng dẹp cơ thể để chui rúc, luồn lách trong môi trường kí sinh.

  Bệnh sán gan dùng 2 giác bám chắc vào nội tạng vật chủ.


sán lá gan lớn
 
sán lá gan lớn
 
Hầu như sán lá gan  khỏe giúp miệng hút chất dinh dưỡng từ môi trường kí sinh đưa vào 2 nhánh ruột phân nhiều nhánh nhỏ để vừa tiêu hóa vừa dẫn chất dinh dưỡng nuôi cơ thể. Sán lá gan chưa có hậu môn. Sán lá gan lưỡng tính.
Cơ quan sinh dục gồm :
cơ quan sinh dục đực và cơ quan sinh dục cái với tuyến noãn hoàng.
Phần lớn chúng có cấu tạo dạng ống phân nhánh và phát triển chằng chịt.
Sán lá gan đẻ nhiều trứng (khoảng 4 000 trứng mỗi ngày).
Trứng gặp nước nở thành ấu trùng có lông bơi. Ấu trùng chui vào sống kí sinh trong ốc ruộng, sinh sản cho niều ấu trùng có đuôi.
Ấu trùng có đuôi rời khỏi ốc bám vào cây cỏ, bèo và cây thủy sinh, rụng đuôi, kết vỏ cứng, trở thành kén sán. Nếu trâu bò ăn phải cây cỏ có kén sán, sẽ bị nhiễm sán lá gan.
Sau khi sán lá gan lớn xâm nhập vào đường mật cùng với các tổn thương cơ học, các độc tố sẽ làm cho thành ống mật dày lên gây tắc mật, đường mật giãn, tổ chức gan tổn thương thoái hóa, dẫn đến xơ gan... và bệnh rất dễ nhầm với các bệnh lý khác về đường mật bởi vậy một số trường hợp khó thì chẩn đoán được thiết lập trong quá trình mở bụng thăm dò hoặc phẫu thuật và đặc biệt vai trò của chụp mật tụy ngược dòng (ERCP) là một công cụ hỗ trợ rất nhiều trong chẩn đoán cũng như can thiệp điều trị”.

Không có nhận xét nào: