Thứ Ba, 16 tháng 10, 2012

Benh san la gan lớn

Benh san la gan lớn

Giờ đây, người dân miền Trung và Tây nguyên không phải đi xa để khám và nhận thuốc xổ sán lá gan lớn. Tuy nhiên, các nhà chuyên môn lại lo bệnh này có thể bùng phát

Sơ đồ chu kỳ nhiễm sán lá gan 
Mới đây bà Lê Thị Thu, 38 tuổi và con là Trần Văn An, 17 tuổi, ở xã Tam Quan Bắc, huyện Hoài Nhơn, Bình Định, đi xét nghiệm phát hiện nhiễm sán lá gan lớn. Bà Thu nói: “Tui mua thuốc cho cả hai mẹ con chỉ hơn một trăm ngàn, sau vài ngày uống thuốc thấy khỏe hẳn, tui làm ruộng không còn thấy mệt và đau trong người như trước. Cháu An cũng chỉ vắng một buổi học rồi đến trường”.
56.000 đồng là đủ thuốc
Mẹ con bà Thu là hai trong hơn 100 trường hợp nhiễm sán lá gan lớn vừa qua tại Bình Định may mắn hơn so với hàng ngàn bệnh nhân trước đây. Từ tháng 9 năm ngoái trở về trước, nói chung người nhiễm sán lá gan lớn tốn kém tiền bạc và thời gian điều trị do khó mua thuốc đặc trị.
Căn nguyên gây bệnh
Fasciola hepatica (F.hepatica) và Fasciola gigantica (F.gigantica) là hai căn nguyên gây bệnh sán lá gan lớn. Trong khi F.hepatica chủ yếu phân bố ở châu Âu, châu Mỹ, Đông Nam châu Phi và Nhật Bản thì F.gigantica lại chủ yếu phân bố ở châu Phi, Đông Nam Á, Ấn Độ và khu vực quần đảo Hawaii. Đây là loại sán có kích thước lớn nhất trong họ sán lá, chiều dài từ 2-3cm, chiều rộng khoảng 1cm  (có lẽ đây là lý do chính để gọi là sán lá gan lớn).
 Đường lây truyền bệnh sán lá gan lớn
Về bản chất có thể gọi đây là loại bệnh của các loài động vật ăn cỏ (còn gọi là động vật nhai lại) như trâu, bò, dê, cừu, hươu... (gọi là vật chủ cuối cùng  hay vật chủ chính); còn người và một số động vật khác  như lợn, chó, mèo là các đối tượng không may mắc bệnh (tạm gọi là vật chủ không may hoặc vật chủ không thường xuyên).  Nghiên cứu chu kỳ gây bệnh, chúng ta sẽ hiểu tại sao người lại có thể mắc bệnh sán lá gan lớn.
Trứng sán có trong đường mật của vật chủ chính. Sau đó trứng được đào thải ra ngoài theo phân dưới dạng trứng chưa trưởng thành. Ở bên ngoài, trứng chưa trưởng thành cần phải có môi trường nước để tiếp tục phát triển và hoàn thiện chu kỳ. Trong môi trường nước, trứng sán tiếp tục phát triển thành phôi, sau đó tự giải phóng ra ngoài dưới dạng  ấu trùng lông (trong điều kiện thời tiết mùa hè thích hợp thời gian này mất khoảng 2 tuần). Trùng lông di chuyển trong nước, tìm đến và xâm nhập vào vật chủ trung gian thích hợp là các loài ốc. Ở trong ốc, ấu trùng lông phát triển qua các giai đoạn thành bào ấu trùng và ấu trùng. Để tiếp tục chu kỳ các ấu trùng của sán lá gan lớn rời khỏi ốc bám vào bề mặt của các cây thủy  sinh như các loại rau, cỏ... Ấu trùng có ở bề mặt của các cây thủy sinh là giai đoạn có khả năng gây bệnh của sán lá gan lớn, gan có thể bị men gan . Lúc này các loại động vật ăn cỏ ăn phải cỏ có chứa ấu trùng hoặc người không may ăn phải các loại rau, củ thủy sinh có chứa ấu trùng thì sẽ mắc bệnh sán lá gan lớn. Điểm khác biệt của sán lá gan lớn so với sán lá gan nhỏ và một số loại sán lá khác là có thể "phát huy" vai trò gây bệnh ngay sau khi thoát ra khỏi vật chủ trung gian thứ nhất là ốc chứ không đòi hỏi phải có vật chủ trung gian thứ hai.Đây cũng là một trong những
dau hieu cua benh gan sán lá gan thật sự là nguy hiểm.
Cần giữ gìn vệ sinh để tránh bệnh lay lang, nên ăn uống hợp vệ sinh


Không có nhận xét nào: