Thứ Ba, 2 tháng 4, 2013

Hạ men gan bằng cách nào ?

Nhiều người, đặc biệt là nam giới khi “quá chén”, say xỉn chân nam đá chân chiêu thì cho rằng, gan mình đang làm việc quá sức, cần phải bồi dưỡng bằng…thuốc, thế là họ tự ý mua uống thuốc hạ men gan…
Gan là cơ quan đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng và phức tạp của cơ thể, đặc biệt là chức năng giải độc. Nhu mô gan thường xuyên lọc ra khỏi cơ thể những chất độc trong máu bằng cách chuyển hóa, biến đổi chúng hết độc rồi thải loại qua đường mật hay đường tiểu. Do thường xuyên xử lý chất độc nên gan có thể bị nhiễm độc thể hiện ở chỗ nhu mô gan bị tổn thương và được gọi là viêm gan. Viêm gan là tình trạng tế bào gan bị viêm, bị hư hoại và chết đi. Viêm gan có thể do nhiễm độc (do sử dụng thuốc lâu dài, do nghiện rượu) nhưng nguyên nhân thường gặp nhất ở ta hiện nay là viêm gan do nhiễm siêu vi (viêm gan siêu vi A, B và C).

Khi tế bào gan bị viêm, bị tổn thương, các men gan như ALT (còn được ghi SGPT)) và AST (SGOT) từ gan phóng thích vào máu. Vì vậy, khi xét nghiệm thấy men gan ALT và AST tăng lên thì đó là dấu hiệu cho biết tình trạng viêm và có tổn thương gan. Trong thời gian điều trị viêm gan, nếu các men gan giảm xuống đến mức bình thường thì xem như tình trạng bệnh được cải thiện. Do có liên quan đến nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể nên khi gan bắt đầu bị tổn thương thì người bệnh có thể có nhiều triệu chứng, có triệu chứng ở ngay gan như bị gan nhiễm mỡ nhưng có triệu chứng ở cơ quan khác như khó tiêu, đầy bụng, rối loạn bài tiết mật, thậm chí bị phù chân, trí não lú lẫn, hôn mê (gọi là bệnh não do gan hay hôn mê gan).

Thuốc bổ gan, thuốc làm hạ men gan được phân lọai vào nhóm thuốc gọi là thuốc hướng gan (hepatotropes). Thuốc hướng gan là thuốc có tác dụng hỗ trợ điều chỉnh các triệu chứng rối loạn do tổn thương đã kể như trên, trong đó có tác dụng bảo vệ nhu mô gan hoặc giúp làm hạ men gan. Chỉ định của thuốc loại này là: hỗ trợ điều trị viêm gan siêu vi, viêm gan do nghiện rượu, gan nhiễm mỡ, làm giảm amoniac máu (để trị và phòng hôn mê gan), ngoài ra còn trị các rối loạn tiêu hóa như khó tiêu, táo bón. Cần lưu ý, thuốc loại này không trị khỏi bệnh viêm gan siêu vi (tức là không tiêu diệt được siêu vi B, C) mà chỉ hỗ trợ giúp làm giảm men gan trở lại mức bình thường đã nói ở trên (tức giúp bảo vệ, phục hồi nhu mô gan) và cải thiện một số triệu chứng cho bệnh nhân.

Đối với người được phát hiện có men gan tăng cao (phải được xét nghiệm máu thấy men gan ALT, AST tăng cao hơn nhiều so với giới hạn bình thường) xin lưu ý mấy điểm như sau:

- Người đã được xác định bị nhiễm viêm gan siêu vi trùng B, C, viêm gan do rượu phải được bác sĩ khám trực tiếp chỉ địng dùng thuốc. Không nên tự ý sử dụng thuốc bừa bãi, đặc biệt không nên tự ý sử dụng thuốc hạ men gan mà không hỏi ý kiến của bác sĩ. Dùng thuốc bừa bãi sẽ làm cho thương tổn vốn có ở gan nặng thêm. Nhiều người đã được xác định bị nhiễm siêu vi B nhưng có thể sống chung hòa bình và nhiều khi bác sĩ không cỉ định dùng thuốc gì cả.

- Người tình cờ phát hiện mình có tăng men gan (xét nghiệm máu đánh giá các chỉ tiêu khác như đo mỡ trong máu, đường glucose trong máu…) cũng nên hỏi bác sĩ về việc sử dụng thuốc hạ men gan. Nên lưu ý khi sử dụng một số thuốc có thể làm tăng men gan, nếu ngưng thuốc sẽ làm men gan trở lại bình thuờng.

- Hiện nay trên thị trường có lưu hành các chế phẩm gọi là “thực phẩm chức năng” gọi là bổ gan, làm hạ men gan. Đây là các chế phẩm được xem có nguồn gốc hợp chất thiên nhiên, chủ yếu bào chế từ các chất lấy từ dược thảo, được xem có tác dụng tích cực, đưa đến hiệu quả bồi dưỡng sức khoẻ của người sử dụng, đặc biệt, khi dùng đúng liều lượng sẽ có tính an toàn cao. Tuy nhiên, chế phẩm thực phẩm chức năng được xem không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Các chế phẩm này được dùng để hỗ trợ điều trị viêm gan bằng cách tăng cường chức năng gan, giúp tái tạo nhu mô gan bị tổn thuơng, trị các rối loạn tiêu hóa (khó tiêu, táo bón) do suy giảm chức năng gan, giúp giải độc gan trong bệnh lý gan do rượu…. Nếu người nào không đang điều trị bệnh nhưng cảm thấy yếu gan có thể dùng các chế phẩm này để hỗ trợ, bồi dưỡng cho gan. Nhưng nếu đang được bác sĩ khám chữa bệnh, nhất thiết phải hỏi bác sĩ về việc dùng chế phẩm thực phẩm chức năng nào đó. Xin được nhấn mạnh, khi đang được chữa bệnh, chỉ có bác sĩ là người có thẩm quyền nhất quyết định việc dùng thuốc, thay đổi thuốc, kể cả dùng chế phẩm thực phẩm chức năng.

men gan tăng cao cảnh báo lên điều gì

Men gan do tế bào gan sản xuất ra, khi tế bào gan chết đi do quá trình lão hóa thì có một lượng men gan được phóng thích vào máu ở nồng độ dưới 40U/l và chỉ số này gần như cố định ở người bình thường.
Khi men gan tăng chứng tỏ có hiện tượng bất thường xảy ra đối với tế bào gan. Sự bất thường có thể xảy ra tạm thời nhưng cũng có thể là một mối nguy hiểm đe dọa đối với cơ thể nếu tế bào gan bị tổn thương.

Thông thường có 4 loại men gan (enzym) bao gồm: AST (Aspart transaminase) hay còn gọi là SGOT; ALT (Alanin transaminase) hay còn gọi là SGPT (Serum glutamic pyruvic transaminase); Alkaline phosphatase; GGT (Gama glutamyl transpeptidase). Trong 4 loại men gan thì AST (SGOT) và ALT (SGPT) đóng vai trò chủ yếu phản ánh tình trạng của tế bào gan.


Nguyên nhân gây men gan tăng Có rất nhiều nguyên nhân làm cho men gan tăng. Sự gia tăng men gan có nghĩa là ở một chừng mực nào đó tế bào gan đã bị ảnh hưởng. Có thể là tế bào gan ảnh hưởng nhẹ (men gan tăng có tính chất nhất thời) nhưng cũng có thể men gan tăng có tính chất trường diễn hoặc tăng một cách đột biến chứng tỏ ở trong giai đoạn đó tế bào gan đang bị tổn thương. Do viêm gan: Trong số các nguyên nhân gây tăng men gan thì viêm gan do virut là đáng sợ hơn cả. Viêm gan do virut có thể do virut viêm gan A, B, C, E, D. Viêm gan cấp do virut hoặc bất kỳ nguyên nhân nào cũng làm cho men gan tăng cao đột biến. Nếu tăng từ 1 - 2 lần là ở mức độ nhẹ, từ trên 2 - 5 lần là tăng ở mức độ trung bình và tăng trên 5 lần là tăng ở mức độ nặng (bình thường AST ≤ 37U/l và ALT ≤ 40U/l và GGT: nam 15 - 50 ≤ U/l và nữ: 7 - 32 ≤ U/l). Tổn thương do virut là loại tổn thương rất nguy hiểm vì virut khi xâm nhập vào tế bào gan chúng nhân lên và làm hủy hoại tế bào gan (làm tan vỡ các tế bào gan mà chúng xâm nhập). Tế bào gan càng bị hủy hoại càng nhiều thì lượng men gan giải phóng ra càng nhiều. Cho nên trong các trường hợp viêm gan cấp tính hoặc viêm gan tối cấp hoặc ung thư gan thì lượng men gan tăng nhanh một cách đột biến có khi lên tới 5.000U/l.

Men gan tăng cao cảnh báo lên điều gì?

Men gan do tế bào gan sản xuất ra, khi tế bào gan chết đi do quá trình lão hóa thì có một lượng men gan được phóng thích vào máu ở nồng độ dưới 40U/l và chỉ số này gần như cố định ở người bình thường.
Khi men gan tăng chứng tỏ có hiện tượng bất thường xảy ra đối với tế bào gan. Sự bất thường có thể xảy ra tạm thời nhưng cũng có thể là một mối nguy hiểm đe dọa đối với cơ thể nếu tế bào gan bị tổn thương.

Thông thường có 4 loại men gan (enzym) bao gồm: AST (Aspart transaminase) hay còn gọi là SGOT; ALT (Alanin transaminase) hay còn gọi là SGPT (Serum glutamic pyruvic transaminase); Alkaline phosphatase; GGT (Gama glutamyl transpeptidase). Trong 4 loại men gan thì AST (SGOT) và ALT (SGPT) đóng vai trò chủ yếu phản ánh tình trạng của tế bào gan.


Nguyên nhân gây men gan tăng Có rất nhiều nguyên nhân làm cho men gan tăng. Sự gia tăng men gan có nghĩa là ở một chừng mực nào đó tế bào gan đã bị ảnh hưởng. Có thể là tế bào gan ảnh hưởng nhẹ (men gan tăng có tính chất nhất thời) nhưng cũng có thể men gan tăng có tính chất trường diễn hoặc tăng một cách đột biến chứng tỏ ở trong giai đoạn đó tế bào gan đang bị tổn thương. Do viêm gan: Trong số các nguyên nhân gây tăng men gan thì viêm gan do virut là đáng sợ hơn cả. Viêm gan do virut có thể do virut viêm gan A, B, C, E, D. Viêm gan cấp do virut hoặc bất kỳ nguyên nhân nào cũng làm cho men gan tăng cao đột biến. Nếu tăng từ 1 - 2 lần là ở mức độ nhẹ, từ trên 2 - 5 lần là tăng ở mức độ trung bình và tăng trên 5 lần là tăng ở mức độ nặng (bình thường AST ≤ 37U/l và ALT ≤ 40U/l và GGT: nam 15 - 50 ≤ U/l và nữ: 7 - 32 ≤ U/l). Tổn thương do virut là loại tổn thương rất nguy hiểm vì virut khi xâm nhập vào tế bào gan chúng nhân lên và làm hủy hoại tế bào gan (làm tan vỡ các tế bào gan mà chúng xâm nhập). Tế bào gan càng bị hủy hoại càng nhiều thì lượng men gan giải phóng ra càng nhiều. Cho nên trong các trường hợp viêm gan cấp tính hoặc viêm gan tối cấp hoặc ung thư gan thì lượng men gan tăng nhanh một cách đột biến có khi lên tới 5.000U/l.

Trị bệnh viêm gan bằng các loại cây cỏ quanh nhà

Viêm gan là một trong những căn bệnh được đông y đề cập đến từ hàng nghìn năm nay trong phạm vi các chứng bệnh như hoàng đản, cấp hoàng, hiếp thống, tích tụ... Các bài thuốc mang tính kinh điển và kho tàng kinh nghiệm dân gian điều trị viêm gan với cây cỏ quen thuộc quanh nhà, quanh vườn cũng hết sức phong phú.



Viem gan là một trong những căn bệnh được đông y đề cập đến từ hàng nghìn năm nay trong phạm vi các chứng bệnh như hoàng đản, cấp hoàng, hiếp thống, tích tụ...
Các bài thuốc mang tính kinh điển và kho tàng kinh nghiệm dân gian điều trị viêm gan với cây cỏ quen thuộc quanh nhà, quanh vườn cũng hết sức phong phú.
Bên cạnh các vị thuốc nổi tiếng như nhân trần, chi tử... đã từng được biết đến và nghiên cứu khá sâu, còn rất nhiều những cây cỏ quen thuộc với đời sống hàng ngày được dùng để phòng chống viêm gan như chó đẻ răng cưa (diệp hạ châu), bồ công anh, cỏ tím (tử hoa địa đinh), cỏ lưỡi rắn (bạch hoa xà thiệt thảo), cỏ roi ngựa (mã tiên thảo), thài lài tía, rễ cỏ tranh, sắn dây, phèn đen, bản lam căn, cối xay, kim tiền thảo, rễ bươm bướm, rau má, rễ lúa nếp, rễ cây bông, rễ và quả dứa dại, cành liễu, hạt mã đề (xa tiền tử), hạt gấc, hạt cải củ, nghệ đen, râu ngô... Các thảo dược này có thể dùng đơn độc hoặc phối hợp với nhau tạo thành những bài thuốc rất đơn giản, dễ kiếm, dễ dùng, rẻ tiền và có hiệu quả ở một mức độ nhất định. Xin giới thiệu một số bài thuốc phổ biến, dễ làm, có hiệu quả để bạn đọc tham khảo và vận dụng khi cần thiết.
Có một số loại cây giúp dieu tri viem gan b một cách hiệu quả

- Chó đẻ răng cưa 20 – 40g sắc với 600ml nước lấy 200ml, chia uống vài lần trong ngày. Cũng có thể dùng dưới dạng hãm uống thay trà.

- Nhân trần 60g, đại táo 250g, đậu xanh 125g, sắc uống hàng ngày.

- Rễ lúa nếp 100 – 150g cắt vụn, sắc lấy nước chia uống vài lần trong ngày.

- Cành và lá liễu tươi 60g sắc với 1 lít nước lấy 300ml, chia uống vài lần trong ngày.

- Bạch linh tán bột 20g, đậu đỏ 50g, ý dĩ 20g. Nấu đậu đỏ và ý dĩ thành cháo rồi cho bột bạch linh vào quấy đều, chế thêm một chút đường trắng, chia ăn hai lần trong ngày.

- Tử hoa địa đinh 30g tán bột, mỗi ngày uống 9g với nước ấm.

- Nhân trần bốn phần, hạt dành dành (chi tử) hai phần, lá mơ lông hai phần, bông mã đề hai phần. Tất cả sấy khô, thái vụn, trộn đều, mỗi ngày lấy 30g, hãm uống thay trà.

- Cỏ roi ngựa 60g, sắc uống hàng ngày.

- Nhân trần 30g, cúc hoa 15g, hãm uống thay trà.

- Râu ngô, kim tiền thảo, nhân trần, mỗi thứ 9g, sắc hoặc hãm uống.

- Rễ cây bông bảy cái sắc lấy nước chia uống hai lần trong ngày.

- Ngọn bầu non 50g đem nấu với củ cải và đậu phụ làm canh ăn.

- Cỏ lưỡi rắn 500g, nhân trần 150g, cam thảo sống 50g. Tất cả đem sấy khô, thái vụn, trộn đều, mỗi ngày dùng 60g, hãm uống thay trà.

- Nhân trần 150g, hạt dành dành sao đen 90g, vỏ quýt khô 70g. Tất cả đem sấy khô, thái vụn, trộn đều, mỗi ngày dùng 30g, hãm uống thay trà.

- Rễ cỏ tranh 400g, nhân trần 150g, bán biên liên 300g. Tất cả sấy khô, thái vụn, trộn đều, mỗi ngày dùng 50g, hãm uống thay trà.

- Ngũ vị tử tán vụn 100g, mỗi ngày uống 5g với nước ấm.

Cho đến nay, một số cây cỏ nêu trên đã được khoa học hiện đại nghiên cứu chứng minh tác dụng trị liệu bệnh viêm gan trên thực nghiệm và lâm sàng. Ví như, nhân trần có tác dụng kháng khuẩn, ức chế sự phát triển của virút viêm gan, lợi mật, bảo hộ tế bào gan, tiêu viêm giải nhiệt, lợi niệu, nâng cao năng lực miễn dịch của cơ thể; cây chó đẻ răng cưa (diệp hạ châu) có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, diệt nấm, bảo hộ tế bào gan và ức chế virút viêm gan B. Một nghiên cứu lâm sàng sơ bộ trên 37 người mang virút viêm gan siêu vi trùng B với liều 200mg trong 30 ngày cho thấy có 22 người (59%) đã mất kháng nguyên bề mặt HBsAg của viêm gan B khi xét nghiệm ở ngày 15 – 20 và sau khi kết thúc liệu trình điều trị... Điều đó cho thấy, việc sử dụng cây cỏ theo kinh nghiệm của đông y để phòng chống viêm gan là hoàn toàn có cơ sở khoa học. Vấn đề là ở chỗ, chúng ta phải có quan điểm thực sự cầu thị, nghiêm túc tiến hành khảo sát nghiên cứu, để từ đó đưa ra những sản phẩm có giá trị giúp cho quá trình phòng trị bệnh viêm gan có hiệu quả và đảm bảo an toàn.

Thứ Hai, 1 tháng 4, 2013

viêm gan b căn bệnh nguy hiểm cần điều trị

Viêm gan b là một căn bệnh hết sức nguy hiểm cần dieu tri viem gan b như thế nào?

Có rất nhiều loại thuốc giúp điều trị viêm gan b hiệu  quả như:

Interferon: Interferon có hai loại viêm gan a và b trong đó interferon a là thuốc sử dụng khá rộng rãi trong điều trị VGB và viêm gan mạn tính hơn một thập kỷ nay. Cơ chế tác dụng kháng virut của interferon a đã được biết khá rõ. Tuy nhiên, tác dụng kháng virut này là không đặc hiệu và hiệu quả tác dụng cũng còn hạn chế. Nhiều nghiên cứu cho thấy sử dụng interferon a liều 3-5 triệu UI trong thời gian 4-6 tháng chỉ khoảng 30-40% chuyển đảo huyết thanh và khoảng 10% mất HBV-DNA. Tuy nhiên, sau ngừng thuốc một thời gian gần 5% bệnh nhân tái phát, xuất hiện HBV- DNA trở lại, mặt khác interferona nhiều tác dụng phụ, cần điều kiện bảo quản khá nghiêm ngặt (nhiệt độ từ 2 - 8oC), nên khi vận chuyển đi xa gặp nhiều khó khăn.

Hiện nay, người ta đã sản xuất và sử dụng peg interferona - 2a để điều trị VGB, tuy nhiên giá thành đắt và có nhiều phản ứng phụ. viêm gan

- Lamivudin: Là loại thuốc tương đồng nucleoside được sử dụng điều trị viêm gan B mạn tính từ 10 năm nay. Lamivudin cũng tương tự như các chất nucleoside gây ức chế quá trình tổng hợp DNA của virut. Sử dụng lamivudin liều 100mg hằng ngày sau 12 tháng thấy tỷ lệ chuyển đảo huyết thanh là 16 - 18% (so với nhóm giả dược chỉ có 4 - 6% chuyển đảo huyết thanh).

Tuy nhiên, người ta nhận thấy rằng hiện tượng kháng thuốc xảy ra tỷ lệ thuận với thời gian dùng thuốc. Sau 4 năm sử dụng tỷ lệ kháng thuốc lên tới 70% và hơn nữa, khả năng tái phát sau khi dùng thuốc là khá cao. Thuốc ít độc, dùng kéo dài gây tốn kém.

- Adeforvir: Cũng là thuốc thuộc nhóm tương đương nucleoside được sử dụng nhiều nước trên thế giới và được nhập vào Việt Nam từ tháng 11/2004. Thuốc có tác dụng ức chế sự nhân lên của virut. Người ta nhận thấy tỷ lệ kháng thuốc của adeforvir ngày càng cao và có những cơn bùng phát viêm gan cấp và nặng trên bệnh nhân ngừng thuốc.

- Entercavir (tên thương mại của Baraclude) là một đồng đẳng nucleoside, một chất guanosine có hoạt tính chọn lọc kháng lại HBV. Tên hóa học của entecavir là 2 - amino – 1,9- dihydro - 9[(1S,3R,4S) – 4hydroxy – 3 –(hydroxymethyl) – 2 menthylenecyclopentyl] 6 H – purin – 6 – one, monohydrate. Công thức phân tử là C12H15N5O3-H2O trọng lượng phân tử 295,3 .

Entecavir được sử dụng trong điều trị viêm gan B từ đầu năm 2005, tỷ lệ kháng thuốc chưa thấy công bố sau 2 năm điều trị. Song, cũng có một số ít trường hợp kháng thuốc được phát hiện ở những ca đã kháng lamivudin.. Đây là loại thuốc điều trị viêm gan B mạn tính bằng cách giảm số lượng virut, giảm nguy cơ xơ gan và ung thư gan. Thuốc chống virut với cơ chế tác dụng ức chế chọn lọc cả giai đoạn tổng hợp trong quá trình nhân bản (khởi đầu, sao chép ngược và tổng hợp ADN) của HBV trong gan. Baraclude được chỉ định điều trị cho người lớn có bằng chứng virut đang sao chép hoặc bị tăng dai dẳng các aminotranserase huyết thanh (ALT hoặc AST), hay bệnh đang hoạt động về phương diện mô học. Thời gian điều trị tùy theo đáp ứng, thường là từ 24-48 tuần. viêm gan siêu vi a

Gần đây, FDA chấp thuận đưa vào dược phẩm mới chống virut có tên gọi telbivudin, thuốc có ít tác dụng phụ, sau 2 năm thử nghiệm đã tỏ ra có hiệu quả. Thuốc một mặt chữa trị tốt hơn, mặt khác lại có tác dụng tốt với các trường hợp đã kháng với các thuốc trước đó. Ngoài ra, ưu điểm của telbivudin là có thể kết hợp với các dược phẩm cũ đã được sử dụng để điều trị diệt virut viêm gan B tốt hơn. Thuốc hiện mới được bán ở Mỹ, trong tương lai gần sẽ được bán rộng rãi ở các thị trường dược trên thế giới. điều trị viêm gan a

Việc phát hiện qua các triệu chứng như mệt mỏi, ngứa, sốt nhẹ, đau tức vùng gan, nước tiểu sẫm màu... và qua xét nghiệm chứng minh cần được chữa trị kịp thời tránh chuyển sang mạn tính. Các thuốc trên đây thực chất không thể chữa trị được dứt điểm bệnh gan đã mắc mà chỉ có vai trò ngăn chặn và hoặc tái tạo một phần, giảm thiểu sự phá hoại của virut cải thiện các triệu chứng bệnh lý mà thôi. Tốt nhất và trước tiên phải biết giữ gìn cho gan khỏe mạnh.

bệnh gan to bệnh to gan

Gan nằm dưới cơ hoành phải, nấp sau xương sườn, bờ trên tương ứng với khoảng liên sườn thứ năm ( trên đường giữa xương đòn kéo xuống) và bờ dưới thường không sờ thấy, hoặc chỉ sờ thấy một phần thuỳ trái ở vùng thượng vị. Ở người lớn, chiều cao của gan trung bình tính theo đường giữa xương đòn kéo xuống là 10-11cm.

Gan to khi chiều cao của gan tăng lên hoặc giới hạn của gan rộng ra. benh to gan có thể là:

- Bờ trên của gan vượt quá liên sườn V và bờ dưới ló ra khỏi bờ sườn gan to cả hai chiều. Có thể gan chỉ to một chiều như:

- Bờ trên vẫn ở vị trí cũ nhưng bờ dưới xuống thấp.

- Bờ dưới không vượt khỏi bờ sườn nhưng bờ trên vượt qua liên sườn V.

Như vậy muốn xác định gan to cần phải xác định giới hạn của bờ trên và bờ dưới:


I. CÁCH KHÁM BENH TO GAN


1. Cách xác định bờ trên gan:

Có hai cách gõ và dùng Xquang:

1.1. Gõ gan: gõ để tìm vùng đục của gan và xác định bờ trên của gan.

Người bệnh nằm ngửa, hai chân co. thầy thuốc ngồi bên phải gõ từ trên xuống dưới, phía trước ngực và vùng nách.

1.2. Dùng Xquang: đối với những trường hợp gõ khó xác định như khi lồng ngực dày, gan đổ ra phía sau, tràn dịch màng phổi phải: lúc này cần dùng Xquang để xác định bờ trên của gan.
2. Xác định bờ dưới gan:

Kết hợp sờ và gõ, nhưng chủ yếu là sờ, còn gõ thì ít giá trị hơn. Khi sờ cần phải thật nhẹ nhàng, áp cả lòng bàn tay vào thành bụng, cần chú ý sờ theo nhịp thở của người bệnh. Nếu thành bụng cứng, hoặc người bệnh buồn (tăng cảm giá da bụng) có thể chườm lạnh cho mềm rồi sau đó khám.

Có nhiều phương pháp sờ, tuỳ theo tính chất của mỗi loại gan to,ta có các phuơng pháp khác nhau:

2.1. Người bệnh nằm ngửa, thầy thuốc dùng hai bàn tay áp sát vào thành bụng trước để sờ nắn. Đấy là phương pháp hay dùng nhất.

2.2. Người bệnh nằm ngửa, thầy thuốc dùng tay đặt dưới hố thắt lưng nâng lên, tay phải sờ nắn ở phía trên. Thường dùng phương pháp này khi gan đổ ra phía sau khó sờ.

2.3. Người bệnh nằm ngửa thầy thuốc dùng tay trái, bốn ngón đặt dưới hố thắt lưng, còn ngón cái xoè ra ôm lấy vùng hạ sườn phải phía trước, tay phải sờ phía trước. Phương pháp này áp dụng khi cần xác định phân thùy phải của gan và gan đổ ra phía sau.

2.4. Để xác định bờ mép của gan khi gan không to nhiều, ta dùng phương pháp móc: thầy thuốc ngồi phía trên vùng gan dùng hai tay móc vào vùng hạ sườn phải.

2.5. Khám với tư thế người bệnh nằm nghiêng bên trái, thường dùng để khám thuỳ phải và tư thế gan đổ ra phía sau. Có hai phương pháp:

- Thầy thuốc ngồi phía sau lưng dưới vùng gan,tay trái ấn vào hố thắt lưng, tay phải sờ nắn phía bụng.

- Thầy thuốc ngồi phía sau lưng phía tr6en vùng gan, dùng hai tay móc vào vùng hạ sườn phải.
3. Một số vị trí đặc biệt của gan. Viêm gan

Trong phạm vi bình thường, tuỳ theo vị trí và tư thế của gan mà bờ dưới của gan có thể thay đổi.

3.1. Gan nằm chếch theo dọc bờ sườn, vậy bờ dưới của thuỳ phải gan có thể sờ thấy lấp ló bờ sướn.

3.2. Gan nằm đổ ra phía sau, bờ dưới sẽ lên cao, gõ sẽ thấy giới hạn chiều cao của gan gn8an hơn bình thường và có khi gan to mà bờ dưới vẫn không sờ thấy.

3.3. Gan nằm đổ ra phía trước, bờ dưới gan xuống thấp, như vậy bình thường cũng sờ thấy bờ gan lấp ló bờ sườn.

Do đó không chỉ dựa vào sờ thấy bờ dưới gan hay không để kết luận benh gan to hay không to.
4. Một số nghiệm pháp đặc biệt kho khám gan.

4.1. Nghiệm pháp rung gan: người bệnh nằm ngửa, bàn tay trái thầy thuốc đặt lên trên vùng gan, tay phải chặt nhẹ vào tay trái, nghiệm pháp dương tính khi người bệnh đau, có khi rất đau, thường gặp trong bệnh ápxe gan.

4.2. Nghiệm pháp ấn kẽ sườn: thầy thuốc dùng ngón tay ấn vào các kẽ sườn vùng trước gan. Nếu đau là nghiệm pháp dương tính, thường gặp trong áp xe gan.

4.3. Tìm phãn hồi gan tĩnh mạch cổ: xem thêm phần khám tim mạch.
5. Những đặc điểm của gan:

Trong khi khám gan ta cần xác định các đặc điểm sua đây:

5.1. Bờ gan:

- Bờ gan cách bờ sườn bao nhiêu (tính bằng cm): cách tốt nhất là vẽ lại hình ảnh của gan trên giấy để đối chiếu theo dõi.

- Bờ tròn hay sắc.

- Bờ nhẵn hay gồ ghể có ụ lồi ra.

5.2. Hình thể và mặt gan:

- To đều hay không đều.

- Mặt nhẵn hay gồ ghề, lổn nhổn.

5.3. Mật độ và đau.

- Gan cứng chắc hay mềm.

- Gõ đục nhiều hay ít.

- Đau hay không? Các nghiệm pháp rung gan, kẽ sườn, phản hồi gan tĩnh mạch cổ dương tính hay không?.

II. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT BENH TO GAN

Có thể nhầm gan to với:
1. Gan sa:

- Bờ dưới gan xuống thấp, nhưng đồng thời bờ gan trên cũng xuống thấp tương ứng, cho nên chiều cao của gan vẫn không thây đổi.

- Gan to đều, không thay đổi mật độ và không đau.

- Có thể đẩy gan lên được.

- Gan sa thường do tràn khí, tràn dịch màng phổi phải, liệt cơ hoành phải hoặc do bẩm sinh .
2. Khối u dạ dày. Rất dễ nhầm với gan to nhất là thuỳ trái.

Khối u dạ dày có đặc điểm sau:

- Ít hoặc không di động theo nhịp thở.

- Gõ thường trong.

- Những biểu hiện chức năng: nôn, nôn ra máu,tắc môn vị.

- Hình ảnh Xquang.
3. Khối u góc đại tràng phải: ít gặp, khó lầm với gan to vì:

- Thường không có hội chứng bán tắc ruột.

- Khối u không dính liền với vùng gan và không di động theo nhịp thở.
4. Hạch mạc treo ruột

- Thường là một đám lổn nhổn ở nông, không có liên quan đến vùng gan, không di động theo nhịp thở.

- Ở nơi khác trong ổ bụng cũng có hạch.
5. U thận hoặc u thận phải to ( ứ nước, ứ mủ, đa nang).

- Ở sau, khó xác định ranh giới.

- Có dấu hiệu chạm thành sau và bập bềnh thận.

- Gõ trong (vì ở phía sau ruột).
6. U hoặc viêm cơ thành bụng vùng hạ sườn phải:

- Vị trí nông.

- Chạy dọc theo đường đi của thớ cơ (thẳng to, chéo lớn,chó bé).

- Khi người bệnh lên gân bụng thì khối u rõ hơn.


II. THĂM KHÁM MỘT NGƯỜI BENH GAN TO.

Để chẩn đoán nguyên nhân gan to, ngoài việc xác định những đặc tính của gan, cần phải thăm khám một cách hệ thống các bộ phận liên quan đến gan và toàn thân đồng thời kết hợp các thăm dò cận lâm sàng.
1. Kiểm tra một số hội chứng của bệnh gan To và men gan.

- Hội chứng ứ mật hoặc tắc mật: vàng da và niêm mạc, phân bạc màu, nước tiểu vàng.

- Hội chứng tăng áp lực tĩnh ạmch cửa: cố trướng, tuần hoàn bàng hệ, chảy máu đường tiêu hoá.

- Hội chứng suy gan: rối loạn tiêu hoá, chảy máu dưới da….
2. Kiểm tra những bộ phân liên quan đến gan.

2.1. Liên quan về phương diện giải phẫu:

- Túi mật: túi mật to cùng với gan to trong tắc mật (u đầu tuỵ…).

- Phổi và màng phổi phải: thường có tổn thương phối hợp trong ung thư và ápxe gan.

- Tuỵ tạng: u đầu tuỵ gây ứ mật, gan to.

2.2. Liên quan về phương diện huyết động:

- Tim: suy tim phải, suy tim toàn bộ, viêm màng ngoài tim gây ứ máu ở gan và làm gan to.

- Lách và hệ thống tĩnh mạch cửa: lách to và tuần hoàn bàng hệ trong xơ gan, hội chứng Banti.

2.3. Liên quan về cấu tạo tổ chức học: Kiểm tra các bộ phận có cùng cấu tạo tổ chức học như gan (hệ thống liên võng nội mạc): hạch, lách, tuỷ xương. Trong một số bệnh bạch cầu đa sinh, Hodgkin … đều có thể gan to, lách to và hạch to…
3. Kiểm tra toàn thân.

3.1. Toàn thể trạng.

- Phù: gặp trong gan to do suy tim, xơ gan, ung thư.

- Nhiễm khuẩn: gặp trong gan to, do ápxe gan.

- Suy môn: gặp trong ung thư gan.

- Thiếu máu: trong những bệnh máu ác tính.

- Tình trạng suy tim: khó thở, tim, phù…

3.2. Về tiền sử: chú ý đến một số bệnh như: kiết lỵ (gây ápxe gan), bệnh tim,bệnh về gan mật, vàng da.
4. Làm các xét nghiệm cận lâm sàng.

Sau khi khám lâm sàng tuỳ theo chẩn đoán hướng theo loại nguyên nhân nào, ta chọn lọc các xét nghiệm cận lâm sàng sau:

- Các xét nghiệm về mật.

- Các xét nghiệm thăm dò chức căng gan.

- Các xét nghiệm về máu, tuỷ xương.

- Chụp Xquang gan, hệ thống cửa, khung tá tràng…

- Sinh thiết gan, hạch, tuỷ xương…

- Soi ổ bụng và mổ thăm dò.


III. NGUYÊN NHÂN GÂY BENH TO GAN



Một số dấu hiệu liên quan để phân loại nguyên nhân. Cách phân loại thuận lợi trong lâm sàng là dựa vào những dấu hiệu liên quan với gan to để phân chia:Gan to rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, ta có thể dựa vào một số đặc điểm của gan hoặc sự có mặt của
1. Gan to đơn thuần.

1.1. Gan to do amip:

- Gan to thường không đều.

- Mật độ mềm, mặt nhẵn.

- Đau: dấu hiệu rung gan, ấn kẽ sườn (+).

- Dấu hiệu nhiễm khuẩn.

- Tiền sử thường bị kiết lỵ (có khi không).

1.2. Gan to do suy tim:

- Gan to đều.

- Mật độ mềm, mặt nha4.

- Ấn vào tức, có phản hồi gan tĩnh mạch cổ.

- Có dấu hiệu khác của suy tim: khó thở, phù, huyết áp tĩnh mạch cao.
2. Gan to phối hợp với lạch to.

2.1. Hội chứng Banti: lách to và cường lách, tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Gan to kết hợp với tính chất:

To ít và đều.

Không đau.

2.2. Xơ gan to. Trước khi đi đến teo gan, có một giai đoạn gan xơ nhưng to.

- To đều.

- Chắc hoặc rắn.

- Lách to, cổ trướng, tuần hoàn bàng hệ.

2.3. Bệnh Hanot. Gan to, lách to, da vàng từng đợt ngày càng tăng.

- To đều.

- Chắc và không đau.

2.4. Gan to trong một số bệnh nhiễm khuẩn. Thương hàn, sốt rét, nhiễm khuẩn máu… gan to ở đây là thứ yếu, dấu hiệu chủ yếu là dấu hiệu của bệnh nguyên phát, mềm và hơi đau.
3. Gan to trong phối hợp với lách to và hạch to.

Một số bệnh thuộc hệ thống liên võng nội mạc hoặc hệ thống máu có thể làm cho gan, lách hoặc hạch to: bạch cầu đa sinh cấp và mạn, lymphosacom Hodgkin.

Đặc điểm của gan ở đây là:

- To ít và đều.

- Mềm nhẵn và không đau.