Thứ Năm, 28 tháng 2, 2013

Bước tiến mới trong điều trị viêm gan B mạn tính

Bước tiến mới trong điều trị viêm gan B mạn tính

Phương pháp mới tập trung vào việc cá nhân hóa trong điều trị, đánh giá tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân.

Viêm gan B là bệnh khá phổ biến vì dễ lây, có nguy cơ dẫn đến xơ gan và ung thư gan cao. Vấn đề hàng đầu đặt ra cho ngành y tế là làm sao để quản lý căn bệnh này hiệu quả. Do vậy, Hội Gan mật Việt Nam và Hội Gan mật TP.HCM phối hợp với một số đơn vị tổ chức hội thảokhoa học thường niên bệnh viem gan lần thứ IV. Nội dung tập trung về những tiến bộ trong ngành xét nghiệm để quản lý bệnh viêm gan, đặc biệt là viêm gan B mạn tính. 

Xét nghiệm… là biết gan có

GS Phạm Hoàng Phiệt, Chủ tịch Hội Gan mật TP.HCM, cho biết xét nghiệm đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu trong việc kiểm soát bệnh, từ chẩn đoán sớm đến quản lý và theo dõi trong quá trình điều trị. Thông thường, khoảng 80% người bệnh sẽ không nhận ra bất kỳ triệu chứng đặc biệt nào cho đến khi gan bị tổn thương nghiêm trọng.
 Vì vậy, đa số bệnh nhân thường được chẩn đoán và chữa trị vào giai đoạn muộn. Nhiều người trong số họ thậm chí còn không biết bản thân mình đã bị nhiễm bệnh, thường bỏ qua những biểu hiện ban đầu của bệnh. Điều đó có thể khiến bệnh tiến triển nhanh hơn, khó điều trị và tỉ lệ tử vong cao. Hậu quả là ảnh hưởng tới việc điều trị, tốn kém và hiệu quả thấp. Đây là một trong những bất cập lớn tại Việt Nam, quốc gia có khoảng 15%-20% dân số bị nhiễm virus viem gan a.

Cập nhật điều trị viêm gan B mạn

Cập nhật điều trị viêm gan B mạn
Năm 1965, Blumberg và các cộng sự ở Philadelphia đã tìm thấy một loại kháng thể ở bệnh nhân bị bệnh máu được truyền máu nhiều lần. Kháng thể này có thể phản ứng với một loại kháng nguyên trong mẫu huyết thanh của một thổ dân châu Úc nên được gọi là kháng nguyên Au. Sau đó kháng nguyên này lại được tìm thấy trong huyết thanh của những bệnh nhân bị viêm gan.
Ngày nay kháng nguyên Au được xác định chính là kháng nguyên bề mặt của virut viêm gan B (HBsAg). Virut viem gan B (HBV) thuộc họ Hepadnaviridae, là loại virut hướng gan có cấu trúc DNA. Bệnh cảnh lâm sàng của nhiễm HBV rất thay đổi. Bệnh có thể biểu hiện viêm gan cấp tính với những thể nặng dẫn đến tử vong hoặc thể viêm gan mạn dẫn đến xơ gan và ung thư gan.
Tất cả những trường hợp mang HBsAg mạn tính có tổn thương gan nhẹ hay không có tổn thương gan thì nguy cơ bị ung thư tế bào gan (HCC) ở nhóm này cũng cao hơn nhóm HBsAg âm tính từ 15 - 100 lần. Những trường hợp viêm gan virut B có hiện tượng đột biến tiền nhân, tức là thay đổi axit amin ở vị trí 1896, nên không có khả năng sản xuất HBeAg, mặc dù vẫn có hiện tượng nhân lên của virut (HBV DNA cao). Viêm gan virut B mạn là nguyên nhân hàng đầu của bệnh gan ở nhiều khu vực trên thế giới đặc biệt ở khu vực châu Á Thái Bình Dương, khoảng hơn 400 triệu người có nguy cơ dẫn đến xơ gan và HCC. Viêm gan virut B mạn được xác định là phản ứng viêm, hoại tử ở tế bào gan và bệnh diễn biến kéo dài trong thời gian trên 6 tháng. Mục đích của điều trị viêm gan virut B mạn là ức chế kéo dài sự nhân lên của HBV, cải thiện phản ứng viêm hoại tử gan với ALT bình thường trước khi dẫn đến xơ gan, HCC và chuyển đổi huyết thanh ở những bệnh nhân HBeAg (+).
Hiện nay có nhiều loại thuốc điều trị viêm gan B mạn. Các thuốc này chia làm 2 nhóm chính, có thể sử dụng điều trị riêng lẻ hay phối hợp. Các thuốc được gọi là điều hoà miễn dịch vì chúng tác động lên hệ thống miễn dịch của cơ thể đối với kháng nguyên của HBV trên bề mặt tế bào gan như Interferon (IFN)...Nhóm thứ 2 được gọi là các thuốc chống virut, thuốc này có tác dụng ức chế sự nhân lên của virut, ngăn cản hiện tượng nhiễm virut lên các tế bào gan bình thường. Các thuốc này không có ảnh hưởng trực tiếp lên hệ thống điều hoà miễn dịch mà chỉ có ảnh hưởng gián tiếp.chua benh viem gan IFN alfa bắt đầu được sử dụng điều trị viêm gan B mạn từ đầu thập niên 70 của thế kỷ 20, từ đó IFN trở thành phương thức điều trị chủ yếu của viêm gan virut B mạn và năm 1992 IFN alfa-2b đã được Hiệp hội thuốc và dược phẩm (FDA) Mỹ chấp thuận trên thế giới. Tuy nhiên có khoảng trên 60% bệnh nhân viêm gan B mạn không đáp ứng hoặc đáp ứng kém với điều trị IFN, việc điều trị lần 2 cho nhóm bệnh nhân này thường ít tác dụng. Mặt khác IFN lại có rất nhiều tác dụng phụ buộc các thấy thuốc phải ngừng điều trị. Sự ra đời của các thuốc nucleoside và tương đồng nucleoside như lamivudine, adefovir dipivoxil...đã mở ra hướng điều trị mới. Tuy nhiên muốn đảm bảo thải trừ được hoàn toàn virut, cần phải kéo dài thời gian điều trị và chính vì thời gian điều trị lâu dài này làm phát sinh các chủng kháng thuốc. Trước năm 2005, điều trị bệnh nhân viêm gan virut B mạn tính thường sử dụng Interferon alpha-2b tiêm, uống lamivudine và adefovir

Thứ Tư, 27 tháng 2, 2013

Trieu chung cua benh viêm gan siêu vi a



Trieu chung cua benh viêm gan siêu vi a
 Cac trieu chung thuong mat di khi bat dau vang da va nuoc tieu sam mau, Benh thuong khong tram trong va khong keo dai. Doi khi bieu hien tat mat xay ra muon va keo dai trong nhieu thang da duoc ghi nhan.
Thong thuong benh Viem gan A o tre em hau nhu khong co trieu chung nhung o nguoi lon thuong gay vang da, vang mat. Benh viem gan A cap tinh nang da duoc ghi nhan o tre nho, nhung it co the nang o nguoi lon. Benh viem gan sieu vi A la mot benh tu gioi han, hiem khi gay tu vong. Benh thuong co khoi phat dot ngot, cap tinh voi cac bieu hien bao gom sot kho chiu, met, chan an, buon non, non, phat ban, dau khop va dau co.
điều trị viêm gan b: hien nay chua co thuoc dieu tri dac hieu,  da so benh tu gioi han. Benh nhan can nghi ngoi va kieng ruou, bia trong giai doan viem gan sieu vi A cap. Thuong cac benh nhan khoi cac bieu hien lam sang va sinh hoa trong vong 4-6 tuan, van de dinh duong nang cao the trang, uong nhieu nuoc hoa qua cung duoc khuyen cao trong dieu tri viem gan sieu vi A.    
Phong benh: viem gan sieu vi A lay theo duong tieu hoa nen ap dung cac bien phap phong :
v     Thuc hien tot ve sinh chung va ve sinh ca nhan,  dac biet rua tay truoc khi an va sau khi di ve sinh.  
v     Thuc hien an chin,  uong soi.  
v     Cung cap va su dung nuoc sach, xu ly he thong rac va nuoc thai.  
v     Nhung loai so, trai, hen, tom cua,  oc…o nhung vung nhiem ban can duoc dun soi hoac hap chin truoc khi an
v     Khu nha tre, mau giao can tuan thu cac quy tac ve sinh
v     Tiem phong la phuong phap huu hieu nhat trong viec phong benh viem gan sieu vi A: Vaccine phong viem gan sieu vi A tiem cho tre tu 2 tuoi tro len, thong thuong tiem 2 lan,  moi lan cach nhau 6 den 12 thang (94% den 100% se duoc mien nhiem mot thang sau mui tiem dau tien neu duoc tiem mui thu 2 ket qua tot dep hon va su mien nhiem keo dai hon).  


viêm gan a căn bệnh nguy hiểm

VGA được xác định là bệnh lây trực tiếp từ người bệnh sang người lành qua thức ăn và nước uống bị nhiễm virut viem gan A (HAV). HAV đào thải qua phân ở cuối thời kỳ ủ bệnh kéo dài hàng tuần (cho tới khi lui bệnh). Bởi vậy, ăn uống mất vệ sinh là điều kiện thuận lợi cho mắc bệnh. Nhân viên y tế, khách du lịch, cô bảo mẫu... là những đối tượng có nguy cơ cao, dễ mắc phải căn bệnh này. Nhiễm khuẩn thức ăn, nguồn nước là nguy cơ gây ra những vụ dịch lớn nhỏ hiện nay. VGA có thể lây truyền qua truyền máu, tuy nhiên khả năng lây theo phương thức này là rất hy hữu.
Bệnh VGA được biết đến từ rất sớm, ngay từ thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên, Hyppocrate đã mô tả lâm sàng bệnh này với tên gọi là "bệnh vàng da truyền nhiễm". Đến năm 1947, bệnh được đặt tên là VGA để phân biệt với bệnh viem gan B - một bệnh viêm gan virut lây bằng đường máu.
VGA là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lưu hành khắp trên thế giới, tuy nhiên tính phổ biến khác nhau ở từng vùng. Ở các nước nghèo, các nước đang phát triển với điều kiện vệ sinh kém, bệnh VGA rất phổ biến. Ở Đông Nam Á, VGA thường gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên. Một nghiên cứu tiến hành ở Indonesia cho biết, có những vùng tỷ lệ nhiễm HAV ở trẻ em dưới 4 tuổi lên đến 90-100%. Việt Nam cũng là nước có mức độ lưu hành rộng rãi căn bệnh này. Một nghiên cứu của các nhà khoa học cho biết tại huyện Tân Châu (An Giang) tỷ lệ nhiễm HAV ở trẻ em là 97%. Tại các bệnh viện, HAV là nguyên nhân của khoảng 30-50% số trường hợp viêm gan cấp. Ngược lại, tại các nước phát triển, như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản... nhờ điều kiện sống đầy đủ và vệ sinh cộng với chương trình tiêm chủng vaccin viêm gan A sớm được triển khai nên tỷ lệ nhiễm HAV liên tục giảm.
tag:dieu tri viem gan b| điều trị viêm gan b | trieu chung viem gan b|

Thứ Năm, 21 tháng 2, 2013

Bệnh viêm gan a- mối nguy hiểm

Bệnh viem gan A rất dễ lây qua thức ăn nước uống, nên hầu như tất cả chúng ta nếu sinh trưởng tại quê nhà đều đã bị lây bệnh này (mà không hề hay biết). - Bệnh thường không gây ra một triệu chứng nào, và nếu có, không cần chữa tự nhiên cũng hết. - Bệnh có thể chích ngừa được. Thuốc rất an toàn và công hiệu. - Bệnh không gây ra bệnh viêm gan mãn tính, nên sẽ không đưa đến chai gan và ung thư gan như các bệnh viem gan B, C và D.
 - Người được miễn nhiễm, khi thử máu chất đề kháng HAV-IgG sẽ dương tính. Dựa theo lịch sử y khoa, bắt đầu từ thế kỷ thứ 5 trước Chúa Giáng Sinh người ta đã mô tả những “dịch vàng da” (jaundice outbreaks) xẩy ra tại nhiều nơi khác nhau trên thế giới, nhất là ở những thành phố lớn đông dân cư hoặc các trại lính chật chội. Bệnh nhân đang sống rất khỏe mạnh, bỗng dưng bị đau bụng, tiêu chảy và vàng da.
Trong Đệ Nhị Thế Chiến một cơn dịch “cảm cúm” lan tràn nhanh chóng tại Đức quốc với khoảng 200 ngàn lính Mỹ và hơn 5 triệu dân địa phương bỗng dưng ngã bệnh. Lúc bấy giờ vì chưa hiểu rõ nguyên nhân một cách chính xác, họ đinh ninh rằng bệnh nhân bị ngộ nước hoặc trúng độc. Rồi vào những năm 1930 với phẫu thuật lấy tế bào gan gọi là sinh thiết gan (liver biopsy) để khảo nghiệm dưới kính hiển vi, y khoa đã tiến một bước rất dài trong việc định bệnh viêm gan. Nhưng tới mãi năm 1973 người ta mới nhận diện được hình thù vi khuẩn viêm gan A trong cơ thể của người bệnh. Với sự khám phá này, y khoa đã tìm được nguyên nhân chính của những “cơn ngã nước” bí ẩn ngày xưa. Vào đầu năm 1988, bệnh viêm gan A lại một lần nữa đột xuất và lan rộng một cách nhanh chóng tại thành phố Shanghai. Chỉ trong vòng 2 tháng trời, hơn 300,000 dân chúng tại đây đã bị bệnh viêm gan A, gây ra nhiều thiệt hại đáng kể. Ngay cả trên nước Mỹ, viêm gan A đã và đang là một căn bệnh truyền nhiễm đáng ngại, với khoảng 10 đến 20% bệnh nhân viêm gan A phải nhập viện chữa trị, gây ra tổn phí hơn 200 triệu dollars vào năm 1989, tương đương với hơn 300 triệu dollars cho năm 1997. CÁCH BỆNH VIÊM GAN A LÂY LAN Vi khuẩn viêm gan A được tìm thấy trong mồ hôi, nước bọt, nước tiểu, nhưng nhiều nhất vẫn làø phân của người có bệnh. Vi khuẩn viêm gan A theo thức ăn, nước uống xâm nhập vào cơ thể của chúng ta. Một trong những phương thức lây bệnh khá thông thường là tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với nước bọt của bệnh nhân viêm gan A trong thời kỳ ủ bệnh: Trong thiên nhiên, vi khuẩn viêm gan A được tìm thấy khắp nơi trên thế giới, nhưng vẫn nhiều nhất ở các nước chậm tiến, kém mở mang, thiếu vệ sinh. Khi vi khuẩn viêm gan A theo thức ăn hoặc nước uống xâm nhập vào cơ thể, chúng sinh sôi nẩy nở một cách nhanh chóng trong các tế bào gan. Từ đó chúng theo ống dẫn mật xuống đường ruột và theo phân đi ra ngoài. Nhờ vào một lớp vỏ kiên cố, vi khuẩn viêm gan A có thể sống sót trong vòng nhiều năm với nhiệt độ đông lạnh như -20 độ C. Hoặc khi bị phơi khô, vi khuẩn viêm gan A vẫn tiếp tục giữ trạng thái nguyên vẹn trong vòng nhiều tuần lễ. Trong ao lầy các loại ốc sò có thể bị nhiễm trùng. Nếu không được nấu kỹ, chúng có thể gây ra bệnh viêm gan A. Ngay cả tắm ao hoặc hồ bơi công cộng khi không đủ chất Chlorine cũng có thể là một trong những nguyên nhân bị lây bệnh viêm gan A. Khi đun sôi thức ăn (hơn 85 độ C) trong vòng 1 phút, vi khuẩn viêm gan A sẽ bị tiêu hủy dễ dàng. AI CÓ THỂ BỊ VIÊM GAN A? Tại những nước chậm tiến khi người nông dân tiếp tục dùng phân người trong việc trồng trọt tưới rau, hoặc hệ thống cầu cống không được tẩy uếá cẩn thận, hoặc những nơi đông dân cư thiếu vệ sinh, bệnh lan tràn một cách tự do, nhanh chóng và dễ dàng. Việt Nam và các nước láng giềng có tỷ lệ viêm gan cao nhất thế giới. Vì thế, hầu như tất cả chúng ta, nếu sinh trưởng tại quê nhà, có lẽ đều bị lây bệnh viêm gan A trong quá khứ mà không hề hay biết. Các thức ăn, nước uống, cũng như bát đũa, dao thìa tại những quầy bán rong thiếu vệ sinh có thể là nguyên nhân chính đưa đến sự lan tràn bệnh viêm gan A (và E) một cách tự do và nhanh chóng. Tuy nhiên, ngay cả trên nước Mỹ, bệnh viêm gan A tái phát từng chu kỳ như một cơn dịch (epidemic), thông thường cứ 10 năm một lần. Gần đây nhất là vào năm 1995, trên toàn nước Mỹ đã có hơn trăm ngàn người phải chữa bệnh do “dịch viêm gan A” mang lại trong vòng một vài tháng. Giữa những cơn “dịch” này, bệnh viêm gan A vẫn tái xuất thường xuyên, gây bệnh tật cho gần 100,000 người mỗi năm trên nước Mỹ. Bệnh lan tràn dễ dàng hơn từ nước này qua nước nọ, từ lục địa này qua lục địa kia, nhờ vào phương tiện di chuyển nhanh chóng và tối tân hiện nay. Bản đồ sau đây cho thấy những tiểu bang Hoa Kỳ với những tỷ lệ của bệnh viêm gan A. Các tiểu bang như Arizona, Alaska, Oregon, New Mexico, Utah, Washington có tỷ lệ bệnh viêm gan A cao nhất nước Mỹ, với khoảng 30 đến 48 bệnh nhân trong 100,000 người, mỗi năm. TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH VIÊM GAN A Vi khuẩn viêm gan A chỉ gây sưng gan cấp tính (acute inflammation) chứ không tạo nên những biến chứng lâu dài, như sơ gan (fibrosis), chai gan (cirrhosis), hoặc ung thư gan, như vi khuẩn viêm gan B, C, và D. Triệu chứng của bệnh viêm gan A có thể thay đổi tùy theo lứa tuổi của bệnh nhân khi bị lây bệnh. Càng trẻ tuổi chừng nào, bệnh càng nhẹ chừng nấy. Hơn 80% trẻ em dưới 2 tuổi, khi bị lây, thường không có bất cứ một triệu chứng nào. Ngược lại hơn 80% bệnh nhân lớn hơn 6 tuổi sẽ bị bệnh viêm gan A “hành hạ” với những triệu chứng tiêu biểu từ rất nhẹ đến rất nặng. Càng lớn tuổi chừng nào, các triệu chứng của bệnh viêm gan A càng nặng chừng nấy. Và tùy theo sức khỏe của mỗi cá nhân bệnh có thể phát triển thành một trong 5 trường hợp sau đây: 1) Viêm gan “thầm lặng” (asymptomatic) 2) Viêm gan tiêu biểu (classical hepatitis), 3) Viêm gan với vàng da mãn tính (cholestatic). 4) Viêm gan “tái phát” nhiều lần (relapsing). 5) Viêm gan “ác tính” (Fulminant hepatitis). 1) VIÊM GAN THẦM LẶNG Đây là trường hợp của hầu hết các thiếu nhi khi bị lây bệnh viêm gan A. Tuy vi khuẩn sinh sôi nẩy nở nhanh chóng trong cơ thể, các bé này vẫn tiếp tục chơi đùa vui vẻ và vì thế, có thể lây bệnh của mình cho những người chung quanh một cách dễ dàng. Đây cũng là lý do mà hầu hết tất cả chúng ta, nếu sinh trưởng tại quê nhà đã từng bị lây bệnh trong quá khứ mà không hề hay biết. Đến khi đi thử máu định kỳ mới biết là mình đã có kháng thể chống lại vi khuẩn viêm gan A. 2) VIÊM GAN TIÊU BIỂU Thường từ 15 đến 50 ngày (trung bình khoảng 28 ngày) sau khi bị lây, bệnh nhân đang khỏe mạnh bỗng dưng cảm thấy khó chịu, nóng sốt một cách đột ngột. Bệnh phát triển nhanh chóng trong vòng 24 tiếng kèm theo những triệu chứng như buồn nôn khó chịu, đau bụng, biếng ăn, tiêu chảy, đau nhức khớp xương, xuống ký. Một số bệnh nhân da và mắt trở nên vàng. Nước tiểu trở nên đậm mầu. Hơn 90% bệnh sẽ kéo dài từ một vài ngày đến một vài tuần lễ, rồi tự nhiên không cần thuốc men gì đặc biệt bệnh cũng từ từ giảm dần trong một vài tuần kế tiếp. Triệu chứng đôi khi rất nhẹ và mơ hồ nên có thể bị nhầm lẫn với những cơn cảm cúm sơ sài. Bệnh thường không hề gây trở ngại gì đáng kể trong công ăn, việc làm hàng ngày của người có bệnh. Khác với viêm gan B và C, bệnh viêm gan A không bao giờ đưa tới viêm gan mãn tính, và sẽ không bao giờ gây ra bệnh chai gan và ung thư gan. Nếu thử máu trong thời gian vàng da (jaundice), năng chất của gan như chất ALT sẽ tăng rất cao trong một thời gian ngắn như hình vẽ dưới đây: 3) VIÊM GAN VỚI VÀNG DA “MÃN TÍNH” Trong trường hợp này, bệnh nhân cũng bắt đầu bằng những triệu chứng tiêu biểu kể trên. Nhưng da và mắt của họ vẫn tiếp tục bị vàng, mặc dầu năng chất gan dần dần bình thường hóa trở lại. Sự vàng da “mãn tính” này có thể kéo dài từ một đến 3 tháng. Bệnh nhân thường “trong tươi, ngoài héo” (ngược lại của “trong héo, ngoài tươi”). Tuy bề ngoài rất “vàng vọt”, họ có thể cảm thấy mỗi ngày một khỏe hơn. Tuy trông họ rất “bệnh tật”, vi khuẩn viêm gan A đã không còn tăng trưởng trong cơ thể của họ nữa. Vì thế họ không còn khả năng truyền bệnh cho người khác nữa. Kém may mắn thay, vì thiếu hiểu biết, những bệnh nhân này thường bị cô lập hóa và bị “nhốt” trong nhà, sống một cách biệt lập. 4) VIÊM GAN TÁI PHÁT NHIỀU LẦN Khoảng 10% bệnh nhân viêm gan A sẽ bị tái phát nhiều lần (relapsing hepatitis). Sau khi tưởng bệnh đã lành, bệnh nhân bỗng dưng bị bệnh trở lại kèm theo những triệu chứng tiêu biểu kể trên kéo dài thêm một vài tuần lễ. Bệnh có thể tái phát một vài lần nữa trước khi hoàn toàn biến mất. Trong một số trường hợp bệnh nhân chỉ cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lực, chóng mệt, dễ kiệt sức, kém ăn, xuống ký trong vòng nhiều ngày tháng. Khi thử máu, chất ALT tăng lên rồi bình thường hóa trở lại theo từng chu kỳ một. Như những trường hợp kể trên, bệnh từ từ hoàn toàn biến mất và không để lại bất cứ một triệu chứng gì lâu dài. 5) VIÊM GAN ÁC TÍNH Khoảng 0.3% bệnh nhân sẽ rơi vào trạng thái này. Tuy hiếm hoi, nhưng một khi xẩy ra bệnh nhân có thể thiệt mạng một cách nhanh chóng. Trường hợp này thường đến với bệnh nhân lớn tuổi mang sẵn trên người nhiều bệnh tật kinh niên khác. Tóm lại, tuy vi khuẩn viêm gan A được xem là vi khuẩn “hiền” nhất so với các loại vi khuẩn viêm gan khác, mỗi năm trên nước Mỹù khoảng 100 người thiệt mạng vì bệnh viêm gan A. Hơn nữa, tuy đa số bệnh nhân có thể tự phục hồi một cách nhanh chóng, một số bệnh nhân kém may mắn hơn (từ 11 đến 22%) phải nhập viện để chữa trị với chi phí từ $1,817 đến $2,459 cho mỗi bệnh nhân.